Category: Toán học và STEM

S019 – Phương pháp giải toán qua các bài toán Olympic

Published / by admin

Untitled-1

 

Phương pháp giải toán qua các bài toán Olympic

Tên viết tắt: Toán Olympic
Thể loại: Sách tham khảo
Lứa tuổi: THCS, THPT
Tác giả: Trần Nam Dũng
Thời điểm xuất bản: In lần đầu tháng 5 năm 2017
248 trang khổ 14,5cm x 20,5cm, in màu, bìa mềm
Giá bìa: 90 nghìn VND

 

Giới thiệu nội dung:

Quyển sách này do TS. Trần Nam Dũng biên soạn, dựa trên kinh nghiệm hàng chục năm dạy các đội tuyển học sinh giỏi Toán của Việt Nam và cả ở nước ngoài.

Sách gồm 4 chương chính: Học một bài toán như thế nào?; Tìm và trình bày một lời giải như thế nào?; Tư duy thuật toán; Các phương pháp và kỹ thuật chứng minh. Mỗi chương đều có nhiều ví dụ và bài tập thực hành, chủ yếu lấy từ các kỳ thi học sinh giỏi toán của Việt Nam và trên thế giới. Phần cuối của sách gồm lời giải và bình luận của một số bài tập trong sách. Quyển sách này sẽ rất có giá trị cho tất cả các bạn học các lớp năng khiếu về toán.

Trích đoạn mở đầu Chương 1:

Làm thế nào để học tốt môn toán luôn là câu hỏi mà nhiều bạn học sinh trăn trở. Tại sao có nhiều bạn bỏ rất nhiều thời gian cho việc học toán, nhưng tiến bộ thì rất chậm, nhiều lúc còn đứng yên tại chỗ và thụt lùi? Trong khi đó, có bạn nhìn học rất thoải mái, nhưng học đâu hiểu đó, áp dụng được những điều đã học vào các tính huống khác nhau.

Vấn đề là ở cách học. Khi học một bài toán, có bạn chỉ học qua loa, nắm được lời giải là chuyển ngay qua bài toán khác. Không đào sâu khai thác, không so sánh với những bài toán khác để tìm những cái chung, không tóm tắt lại để biết đâu là điểm chính yếu, không mở rộng để xem phương pháp giải sẽ còn áp dụng được đến đâu. Vì thế, một lời giải chỉ đơn thuần là một lời giải. Không phải là phương pháp, không có sự kết nối đa chiều với những bài toán khác.

Chúng ta cứ tưởng tượng, nếu cần thuộc đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Với hàng trăm con đường như thế, chúng ta có nhớ nổi không? Và nếu bỏ công sức ra học thì bao giờ mới nhớ hết? Nhưng nếu ta học một cách có hệ thống, đầu tiên là các trục ngang, trục dọc lớn, …