Lớp 6, sách toán: chán ơi là chán!

Do có nhiều người quan tâm, nên bài viết này sẽ được đăng lại vào Số 3 của Sputnik Newsletter. Xin mời quý vị xem hai số trước ở đây (tải về văn bản PDF):
Sputnik Newsletter Số 1, 01-2017 (Số đầu tiên)
Sputnik Newsletter Số 2, 02-2017 (Số Tết Đinh Dậu)

Nguyễn Tiến Dũng

GS Hà Huy Khoái hay thích nói đùa, tự nhận là “đại lãn”. Thực ra thì ở Sputnik, không riêng gì GS. Hà Huy Khoái, mà ai cũng “đại lãn” cả, cũng thích được thảnh thơi. Chỉ có điều, “ra đường thấy sự bất bình” (trong giáo dục) thì đành “chẳng tha”.

Một ví dụ là vấn đề SGK toán. Chúng tôi đọc một số sách hiện tại mà “tức anh ách”, nghĩ là học sinh phải học những sách như thế thì chán quá, nên mới quyết định là Sputnik sẽ viết SGK để học sinh có sách chất lượng tốt hơn.

Tôi lấy một số ví dụ cụ thể ở đây về SGK toán 6 tập 2 đang hiện hành. So SGK này với những sách tốt như là sách Hình Học Phẳng của Kiselev thì là “một trời một vực”.

Không kể đến chuyện sách thiếu phần chỉ mục, thiếu các ví dụ minh họa thực tế, trích dẫn hấp dẫn về lịch sử, v.v. chỉ bàn riêng nội dung kiến thức toán thôi đã thấy nhiều vấn đề.

Định nghĩa hay là quy tắc?!

crazy4_p8

Trong trang 8, các tác giả định nghĩa hai phân số bằng nhau như trên. Nhưng đấy đâu phải là định nghĩa theo đúng nghĩa khái niệm phân số (bằng nhau tức là cho số lượng bằng nhau: 1 cái bánh chia đều 3 người hay 2 cái bánh chia đều cho 6 người thì mỗi người cũng nhận được một lượng như thế), mà là quy tắc, công thức kiểm tra sự bằng nhau!

Phép trừ phải làm qua phép cộng?!

Toán học là biến cái khó thành cái dễ, nhưng SGK 6 lại … biến dễ thành khó khi định nghĩa phép trừ phân số!

crazy3_p32

 

 

 

 

 

 

Tất nhiên, phép trừ có thể thay bằng phép cộng số đối. Nhưng đó là một phương pháp, chứ không phải quy tắc nguyên thủy để làm phép trừ.

Khi trừ 7 cho 2, có ai phải viết 7 – 2 = 7 + (-2) để rồi tinh 7 cộng -2 không?! Việc làm như thếcó đơn giản hóa vấn đề đi không, hay chỉ làm rắm rối thêm, phi tự nhiên? Thế mà các tác giả lại bắt học sinh làm như vậy.

Đối với phân số cũng thế thôi, phép trừ phân số đưa về phép trừ các tử số sau khi quy đồng mẫu số. Đó chính là quy tắc và thuật toán tự nhiên để làm. Còn việc trừ phân số bằng tổng với phận số đối là một tính chất thôi, chứ không phải quy tắc bắt buộc phải biến hiệu thành tổng.

Ví dụ: Cu Tí được cho 2/3 cái bánh pizza, cu Tí liền ăn 1/2 cái bánh từ chỗ bánh được cho, hỏi còn lại bao nhiêu?

Phải làm phép trừ phân số 2/3 – 1/2

Cách đơn giản nhất là quy đồng mẫu số: 2/3 – 1/2 = 4/6 – 3/6 = (4-3)/6 = 1/6

Còn nếu viết 2/3 – 1/2 = 2/3 + (-1/2) như “sách bảo” thì có  khá lên tí nào không, hay chỉ thêm ký hiệu rắm rối?

Phân số … vô tỷ

crazy1_p68

Trong các “tỷ lệ cổ điển” có rất nhiều tỷ lệ là phân số, như là 1:1, 1:2 v.v. dùng nhiều trong kiến trúc. Nhưng các tác giả lại “khéo chọn” tỷ lệ vàng, thực ra là một số vô tỷ! Đoạn viết về tỷ lệ vàng cũng rất tủn mủn nửa vời, học sinh có đọc xong cũng chẳng hiểu vì sao nó “vàng”. (Ngoài ra, về mặt lịch sử, thì thời Leonardo da Vinci, sách của Luca Pacioli và ông ta viết ra gọi tỷ số đó là “proporzione divina” (tỷ lệ thần thánh) chứ không gọi là “vàng”).

Dạy khó rồi mới dạy dễ?!

crazy5_p93
Bài cuối cùng của quyển sách là về tam giác, quá sơ sài tủn mủn về nội dung, hầu như học sinh chẳng học được gì hết về tam giác. Đáng chú ý hơn nữa là, ngay trước bài tam giác sơ sài đó, thì có những bài tập vẽ hình có độ phức tạp cao hơn nhiều lần so với cái tam giác được học! Về mặt sư phạm thật khó hiểu sao lại làm thế!